Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của việc bỏ thuốc lá đó là cơ thể bị căng thẳng, dẫn tới đau đầu khó chịu. Trong quá trình tư vấn của mình, chúng tôi đã gặp nhiều câu hỏi liên quan tới tình trạng này. Dưới đây là một câu hỏi điển hình:
“Xin chào nhà thuốc Thanh Nghị, tôi năm nay 45 tuổi, tôi đã hút thuốc lá được hơn 25 năm. Tháng 6 năm nay (2023) tôi bắt đầu bỏ thuốc lá đến tháng 9 tức là đã được 3 tháng . Từ sau khi bỏ tôi không có cảm giác thèm thuốc nhưng lại thấy thường xuyên căng thẳng, thỉnh thoảng lại có cảm giác đau đầu, bồng bềnh rất khó chịu. Vậy hỏi nhà thuốc có phương án nào khắc phục tình trạng này?”
Nhận thấy vấn đề kiểm soát căng thẳng và các cảm giác như đau đầu, mệt mỏi trong quá trình cai thuốc là mối quan tâm của rất nhiều người. Vì vậy Thanh Nghị xin chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm để xử lý tình huống này. Hy vọng sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong quá trình bỏ thuốc.
Những nội dung chính của bài viết:
1. Tại sao bỏ thuốc lá gây căng thẳng, đau đầu?
Bên cạnh những cảm giác thèm thuốc lá tột độ thì cảm giác căng thẳng, đau đầu là những triệu chứng rất thường gặp ở người cai thuốc lá. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu khoa học về chứng đau đầu do bỏ thuốc lá nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng căng cơ do cai nicotine là một trong những nguyên nhân chính. Đặc biệt trong vài ngày đầu tiên, tình trạng này là rõ rệt nhất và bạn có thể gặp một loạt các triệu chứng căng thẳng bao gồm đau đầu có thể kèm theo chóng mặt.
Một điều cần lưu ý là nhiều người hút thuốc và không hút thuốc cũng có thể bị đau đầu và đau nửa đầu khi họ tiếp xúc với khói thuốc lá. Vì vậy nếu bạn thường xuyên bị đau đầu khi vẫn đang hút thuốc thì chắc chắn việc bỏ thuốc sẽ giúp ích. Trên thực tế, việc giảm tỷ lệ đau đầu chỉ là một trong nhiều lý do tuyệt vời để bạn bỏ thuốc ngay hôm nay!
2. Một số biểu hiện cụ thể
Một số biểu hiện của căng thẳng trong quá trình cai thuốc bao gồm:
Nhức đầu và chóng mặt: Những triệu chứng này thường ở mức độ nhẹ và thường là triệu chứng cai nghiện đầu tiên xuất hiện. Bạn có thể sẽ bị đau đầu theo từng cơn hoặc đau nửa đầu âm ỉ.
Mệt mỏi: Nicotine là một chất kích thích và giúp bạn hưng phấn nên có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu không có nó. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ bồn chồn và có thể bị mất ngủ.
Cáu gắt: Đôi khi, bạn có thể nổi cáu - thậm chí thấy mình tức giận - khi đối mặt với các triệu chứng thể chất. Đó là điều bình thường và nên vượt qua.
Khó tập trung: Cơ thể bạn sẽ không thể tập trung vào một việc cụ thể nào, mọi cảm giác sẽ bồng bềnh mơ màng.
3. Triệu chứng này sẽ kéo dài bao lâu?
Mặc dù những triệu chứng này có thể đáng lo ngại nhưng chúng sẽ qua đi trong thời gian tương đối ngắn và tùy thuộc vào lượng bạn hút cũng như trong bao lâu. Các triệu chứng nặng nhất như đau đầu hoặc mất tập trung sẽ biến mất sau ba đến bốn tuần. Nếu bạn vẫn bị đau đầu sau thời gian này và không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời.
4. Cách kiểm soát căng thẳng khi bỏ thuốc lá
Bỏ hút thuốc hoặc thực hiện điều trị cai thuốc lá không phải là điều dễ dàng. Người ta không thể chuyển từ trạng thái lệ thuộc về thể chất và tinh thần sang trạng thái lệ thuộc mới mà không gặp khó khăn do thiếu nicotin và các yếu tố khác. Nhưng làm thế nào người ta có thể kiểm soát căng thẳng mà không tái nghiện? Trong phần tiếp theo này, chúng tôi cung cấp cho bạn những lời khuyên về cách xử lý căng thẳng khi bạn bỏ thuốc lá.
Chọn thời điêm thích hợp để cai thuốc: Trước khi bắt đầu cai thuốc lá, hãy đảm bảo chọn thời điểm thích hợp và không có bất kỳ nguyên nhân gây căng thẳng nào khác. Hãy xem bài viết “các thời điểm thích hợp nhất để cai thuốc” để được hướng dẫn thêm.
Hãy ngủ: Đối với một số người, sau khi cai thuốc sẽ rất mệt và buồn ngủ. Vì vậy không có lý do gì để không làm việc này. Khi ngủ, cơ thể bạn sẽ được nghỉ ngơi và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi thức dậy.
Uống đủ nước: Một ngày cơ thể sẽ cần tối thiểu 2,5 lít nước cho các hoạt động cơ bản. Vì vậy hãy uống đủ nước. Hãy tham khảo bài viết về các loại nước uống tốt cho người cai thuốc lá để có thêm lựa chọn cho những ngày này.
Tránh các chất kích thích: Những đồ ăn hay thức uống như cà phê (thường gắn liền với thuốc lá), trà, nước ngọt, rượu và thức ăn quá giàu chất béo. Chúng thực sự gây hấn với hệ thần kinh và làm tăng mức độ lo lắng. Xem thêm: Một số loại thực phẩm phù hợp cho người cai thuốc.
Luyện tập thể dục thể thao: Trở lại với những môn thể thao giúp thư giãn hoặc giảm bớt căng thẳng. Endorphin được tiết ra trong quá trình hoạt động thể chất giúp chống trầm cảm, đau đầu và căng thẳng. Hãy tập những bài tập thư giãn như yoga, Zen,… nếu có thể. Tóm lại, hãy cho bản thân thời gian để thư giãn và bình tĩnh lại, tránh xa sự hối hả, nhộn nhịp.
Sử dụng các sản phẩm bổ trợ: Hãy sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho người cai thuốc lá như nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị hoặc các sản phẩm có chứa nicotin thay thế. Chúng sẽ giúp giảm cảm giác căng thẳng, từ đó giúp bạn bỏ thuốc một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.
Cuối cùng, hãy giữ kỷ luật bản thân thật tốt. Kỷ luật sẽ giúp bạn vượt qua những tác dụng phụ của quá trình này và tiến gần hơn với thành công.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên nuông chiều bản thân. Đây là thời gian tuyệt vời để tận hưởng cuộc sống và vui chơi. Hãy giữ các mối quan hệ xã hội và cá nhân tốt, dành thời gian cho bạn bè của bạn! Những lời khuyên cá nhân, phương pháp giúp đỡ và sự hỗ trợ của những người thân yêu sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn và tránh tái nghiện thuốc lá.
Kết Luận
Căng thẳng và đau đầu là một trong những triệu chứng rất thường gặp khi cai thuốc lá thuốc lào. Triệu chứng này thường gây cảm giác mệt mỏi, uể oải và tâm lý bất an cho người cai. Mỗi khi có cảm giác đau đầu, bạn nên ngủ một giấc thật sâu để giúp cơ thể và não bộ có thể tự điều chỉnh và lấy lại cân bằng.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và có thể định hình được quá trình bỏ thuốc của chính mình. Từ đó có một kế hoạch cai thuốc hiệu quả và an toàn hơn. Trong trường hợp bạn vẫn còn thắc mắc, hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới hoặc gọi điện, zalo tới hotline 0868-807-456 để được hướng dẫn thêm.
Một số bài viết liên quan
Chia sẻ bài viết
Để lại một bình luận
Hãy cho chúng tôi và những độc giả khác biết về suy nghĩ của bạn. Mọi phản hồi luôn được chào đón.
Email của bạn sẽ được giữ bí mật.
Các trường có dấu (*) là bắt buộc.